Các rối loạn trong nhóm TTPL

Theo Cẩm nang chẩn đoán rối loạn tâm thần DSM-5 của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ, tâm thần phân liệt được nhìn nhận như bệnh tiêu biểu nhất trong một nhóm rối loạn liên quan (gọi chung là rối loạn loạn thần và tâm thần phân liệt).

1. Rối loạn loạn thần ngắn

– Rối loạn loạn thần ngắn bao gồm hoang tưởng, ảo giác, hoặc các triệu chứng loạn thần khác ít nhất xảy ra trong nhiều hơn 1 ngày nhưng ít hơn 1 tháng, và cuối cùng hoạt động chức năng của người mắc trở lại bình thường

– Thường xảy ra sau một chấn thương tâm lý hoặc căng thẳng lớn như mất người thân, tai nạn hay bị hành hung.

– Rối loạn này gây ra ít nhất một triệu chứng loạn thần trong < 1 tháng:

  •     Hoang tưởng
  •     Ảo giác
  •     Ngôn ngữ vô tổ chức
  •     Hành vi cực kỳ vô tổ chức

– Cách phân biệt giữa bệnh này và tâm thần phân liệt được dựa trên thời gian của các triệu chứng, nếu thời gian vượt quá 1 tháng bệnh nhân sẽ không còn được đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán cần thiết dành cho rối loạn loạn thần ngắn.

2.  Rối loạn hoang tưởng

– Rối loạn hoang tưởng đặc trưng bởi sự hiện diện của những ảo giác, những niềm tin vững chắc vào một điều gì đó không có thật (tồn tại ít nhất 1 tháng mà không có các triệu chứng tâm thần khác).

– Các niềm tin hoang tưởng này khác với niềm tin nhầm lẫn ở chỗ là: cho dù có bằng chứng rõ ràng người mắc vẫn sẽ tiếp tục tin vào niềm tin hoang tưởng của mình (Vd: vợ/chồng ngoại tình không chung thủy).

– Rối loạn này được phân biệt với tâm thần phân liệt bởi sự hiện diện của hoang tưởng mà không có bất kỳ triệu chứng loạn thần nào khác (Vd: ảo giác, lời nói hoặc hành vi vô tổ chức, các triệu chứng tiêu cực).

– Các hoang tưởng có thể là:

  •     Không kỳ quái: hoang tưởng liên quan đến các tình huống có thể xảy ra như: bị theo dõi, đầu độc, bị lừa dối bởi người yêu hoặc bạn đời
  •     Kỳ quái: các hoang tưởng liên quan đến các tình huống không hợp lý như tin rằng có thể bị ai đó lấy nội tạng nhưng không để lại sẹo…

3. Rối loạn phân liệt khí sắc

– Là một dạng rối loạn tâm thần mãn tính được đặc trưng chủ yếu bởi các triệu chứng của tâm thần phân liệt, như ảo giác hay hoang tưởng, và các triệu chứng của rối loạn khí sắc như hưng cảm và trầm cảm.

– Thường bị chẩn đoán nhầm thành tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực do ít được nghiên cứu kỹ hơn so với 2 rối loạn trên, nên nhiều biện pháp can thiệp đã được mượn từ những phương pháp điều trị của rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt.

– Tùy thuộc vào rối loạn khí sắc được chẩn đoán (trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực) mà có các triệu chứng khác nhau:

  •     Ảo giác
  •     Ảo tưởng (có những niềm tin sai trái, vẫn tin cho dù có bằng chứng là không phải)
  •     Suy nghĩ vô tổ chức (chuyển rất nhanh từ chủ đề này sang chủ đề khác hoặc đưa ra câu trả lời không liên quan)
  •     Tâm trạng chán nản (nếu được chẩn đoán mắc RLPBKS dạng trầm cảm)
  •     Hành vi hưng cảm (nếu được chẩn đoán mắc RLPBKS dạng lưỡng cực)

4. Rối loạn dạng phân liệt:

– Được đặc trưng bởi các triệu chứng giống với tâm thần phân liệt nhưng các triệu chứng này kéo dài trên 1 tháng nhưng dưới 6 tháng. Nếu thời gian triệu chứng trên 6 tháng thì bệnh nhân không thể đáp ứng đủ điều kiện của RLDPL và có thể được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt).

Ngoài ra, tâm thần phân liệt còn có liên quan tới các bệnh hoặc rối loạn sau đây:

1. Rối loạn nhân cách dạng phân liệt

– Là một bệnh lý mãn tính định hình bởi các suy nghĩ, hành vi và chức năng méo mó mang tính lan tỏa. Những người mắc rối loạn này thường có khuynh hướng dễ bị trầm cảm và các rối loạn loạn thần khác.

– Triệu chứng:

  •     Có nhận thức, suy nghĩ và hành vi méo mó lập dị
  •     Những niềm tin kỳ quặc hay những suy nghĩ huyền diệu (vd: nhìn trước tương lai, đọc được suy nghĩ)
  •     Gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các mqh
  •     Nghi ngờ hoặc có những tư duy hoang tưởng
  •     Cảm xúc không phù hợp
  •     Ngoại hình kỳ lạ
  •     Không có những người bạn thân để tâm tình, chỉ có họ hàng bậc 1
  •     Lo âu xã hội quá mức và tình trạng này không cải thiện theo thời gian

2. Rối loạn loạn thần do sử dụng chất/thuốc điều trị, hoặc do bệnh lý khác

– Là rối loạn giống như loạn thần nhưng do các nguyên nhân khác gây ra, như sử dụng chất kích thích/bia rượu/cà phê, các loại thuốc hướng thần, ảo giác, các thuốc điều trị bệnh bình thường, hoặc do bệnh lý cơ thể như viêm não, bệnh tự miễn hay nhiễm trùng khác.

– Tình trạng loạn thần cũng có thể xuất hiện trong cơn trầm cảm chủ yếu, cơn hưng cảm, gắn với rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một số chứng tự kỷ, sa sút trí tuệ, cơn sảng…

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

https://www.msdmanuals.com/vi/professional/rối-loạn-tâm-thần/rối-loạn-nhân-cách/rối-loạn-nhân-cách-loại-phân-liệt-stpd#Triệu-chứng-và-Dấu-hiệu_v25246626_vi

https://www.msdmanuals.com/vi/professional/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n/t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n-ph%C3%A2n-li%E1%BB%87t-v%C3%A0-c%C3%A1c-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-li%C3%AAn-quan/c%C3%A1c-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n-v%C3%A0-ph%E1%BB%95-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n-ph%C3%A2n-li%E1%BB%87t-kh%C3%A1c

https://hopeway.org/diagnoses/schizophrenia-spectrum-other-psychotic-disorders